Thái độ của bạn trẻ mới ra trường luôn là chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm và tranh luận của nhiều người thuộc nhiều thành phần, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, nếu đề cập đến “cuộc chiến” trực diện, sôi nổi nhất trên mạng xã hội phải kể đến câu chuyện của những ứng viên mới ra trường, chập chững bước đầu đi làm với những người làm công tác tuyển dụng.
Chẳng hẹn mà gặp, hai thái cực này thường xuyên có những nhận định và đánh giá không tốt về đối phương, bắt nguồn từ những công chuyện xảy ra trong quá trình phỏng vấn tìm và nhận việc.
Vừa mới đây, trong một hội nhóm được đông đảo thành viên là dân văn phòng quan tâm, theo dõi trên mạng xã hội; một thành viên làm công tác tuyển dụng đã có dịp chia sẻ câu chuyện đẫm nước mắt của bản thân về thái độ của người trẻ. Cụ thể, cô viết:
“NỖI KHỔ CỦA NGƯỜI LÀM TUYỂN DỤNG
Sự tình Mị là lead tuyển dụng cho một công ty thời trang. Hơn 500 hồ sơ, team Mị lọc ra được hơn 200 hồ sơ, gọi điện hẹn phỏng vấn. Phỏng vấn toét vành mồm, sùi bọt mép, cười như Mai Phương Thúy nhận vương miện với các ứng viên.
Trong số cả rổ ứng viên nam thanh nữ tú, sắc nước nghiêng trời, ai cũng nói hay như hát, vâng dạ gật gù. Mị và đồng môn chọn ra được 40 cháu nuột nhất, khiêm tốn và ham học hỏi nhất.
Bọn Mị gửi email thông báo thời gian, địa điểm rõ ràng, còn hơn cả thiệp cưới gửi người yêu cũ. Định mệnh, với bản tính lẩm cẩm của bà mẹ sắp 2 con, Mị còn nhắn tin Zalo, gọi điện xác nhận thời gian và địa điểm với các ứng viên.
Năm em, mười em, ngọt như mía lùi than hoa, còn hơn cả con Mị nữa. Ứng viên vâng dạ lia lịa mọi người ạ. Mị vui lắm, bụng bảo dạ lứa ứng viên này ổn đấy.
Ôi cuộc đời, không thể nào yêu vội, yêu vàng bố con thằng nào mọi người ạ. Hôm qua, tức là cách thời gian training chưa đầy 20 tiếng; bọn Mị hoan hỷ, vui mừng, háo hức gọi lại bảo mai 9h30 diễn ra training, các em có cần hỗ trợ hay có thắc mắc gì trong quá trình đến tham gia training thì cứ chia sẻ nhé. Vâng, các em nhớ rồi ạ.
Định mệnh đời Mị như dính virus corona vậy. Sáng nay, có 2 em tử tế đã đến. Còn lại 10 giờ không thêm một mống nào. Mị vẫn không dám ác nghiệp nghĩ xấu, Mị đoán các em đang di chuyển hoặc gặp vấn đề xe cộ trên đường. Mị lại hì hục ngồi ngọt nhạt điện hỏi các em có gặp vấn đề gì cần trợ giúp không, mình đang di chuyển đến đâu rồi em.
Mọi người biết Mị nhận lại câu trả lời như thế nào không? Đứa thì đang ngủ; đứa thì em tưởng ngày khác; đứa thì còn chẳng cho Mị nói câu nào; đứa thì bảo em quên lịch rồi, thôi để khi khác em tham gia; có đứa nó văn minh lắm mọi người ạ, bảo em quên mất, em đang đi ra ngoài có việc rồi.
Bao năm làm việc với các bạn trẻ, với sinh viên, Mị chưa tưởng tượng nổi cái nhóm mới ra trường mà Mị vớ phải này nó lại thần thánh đến thế. Mị luôn nghĩ chẳng bao giờ có chuyện sinh viên Việt Nam thất nghiệp. Sinh viên mình nhanh nhẹn với năng động, thiếu gì việc để làm. Nhưng giờ, Mị xin phép tự vả vào mồm mấy phát”.
Ngay sau khi được chia sẻ cách đây không lâu, bài đăng này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog thành viên trong nhóm, kèm theo đó là những bình luận bày tỏ sự cảm thông và động viên:
“Săn sóc quá cũng đâu phải là cách hay. Người ta chẳng bảo rằng “theo tình tình chạy, chạy tình tình theo” đấy thôi. Teamleader không nên than thở mà hãy nghĩ cách cải tiến quy trình công ty thì hơn”.
“Nỗi lòng mà ai làm tuyển dụng cũng đã từng trải qua. Lúc nói chuyện cũng dạ vâng, lúc đến lịch đi làm thì mất hút con hàng lươn. 10 cháu chắc đến 7 cháu như thế. Nhiều khi cũng bực mà có ai thấu nỗi niềm này đâu”.
“Không nhất định phải tìm kiếm khổ như vậy. Nếu như làm C&B tốt thì nhân viên tự tìm đến, chẳng cần phải gọi bạn vẫn cứ thừa ứng viên”.
Câu chuyện thái độ cũng như sự thiếu kinh nghiệm của những ứng viên mới ra trường không còn là câu chuyện quá lạ lẫm. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng cần có sự nhìn nhận từ cả hai phía để đạt được sự khách quan một cách tuyệt đối. Về phần mình, nhà tuyển dụng thay vì cứ phải “chăm sóc” ứng viên một cách kỹ càng như vậy, sao không tự biến mình thành địa chỉ thu hút mà ứng viên phải “xếp hàng” cũng như “thi tuyển” căng thẳng để được vào làm việc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét