Tại khu hành khách của du thuyền Diamond Princess, hơn 2.700 người được cách ly cẩn thận. Các bữa ăn được mang đến cabin. Mỗi người được phép đi dạo vài phút trên boong tàu hàng ngày, miễn là họ giữ khoảng cách với nhau cỡ 2 mét.
Cùng lúc đó, ở tầng dưới của du thuyền, 1.035 thủy thủ đang chen chúc làm việc trong không gian tù túng để chuẩn bị bữa ăn cho hàng ngàn du khách. Bản thân họ lại ăn chung một số món với nhau theo kiểu buffett, ngoài ra mỗi toilet cũng có 4 người chia sẻ. Tờ New York Times chỉ ra rằng, họ còn có một điểm chung đáng sợ nữa: đối mặt với nguy cơ cao lây nhiễm virus corona!
Hôm 12/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết số người nhiễm virus corona chủng mới ( Covid-19 ) trên thuyền Diamond Princess tăng lên 174 người, trong đó có 4 trường hợp nguy kịch. Như vậy đến lúc này, chiếc du thuyền xa xỉ đã trở thành "ổ dịch" lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc.
Diamond Princess từ một du thuyền sang trọng đã biến thành "ổ dịch" lớn nhất bên ngoài Trung Quốc (Ảnh: Getty).
New York Times dẫn lời các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho rằng, trong khi mục đích phong tỏa Diamond Princess là để ngăn virus phát tán, điều kiện ngặt nghèo mà các thủy thủ đối mặt có thể dẫn đến kết cục ngược lại.
Ít nhất 10 thủy thủ đã dương tính với virus Covid-19 , gồm 5 trường hợp được xác nhận vào Chủ nhật và 5 trường hợp vào Thứ hai. Theo các nhân viên tiết lộ, 5 thủy thủ nhiễm bệnh đầu tiên đã từng ăn uống chung với đồng nghiệp.
Sau 2 tuần lênh đênh ngoài cảng Yokohama từ hôm 4/2, du thuyền Diamond Princess dường như đã trở thành phiên bản thu nhỏ của thành phố Vũ Hán - nơi 11 triệu dân được đặt dưới lệnh đóng cửa nghiêm ngặt suốt nhiều tuần nay.
*Diễn biến virus corona trên thế giới đang phức tạp. Bạn có thể theo dõi
tại đây.
Trong khi hành khách được cách ly, 1.035 thủy thủ vẫn làm việc chung, di chuyển và tiếp xúc với rất nhiều người mỗi ngày (Ảnh: Getty).
Binay Kumar Sarkar - người Ấn Độ - là một nhân viên phục vụ thức ăn và rửa bát trên tàu Diamond Princesss. Trong một đoạn video trên Facebook, Binay mô tả chiếc du thuyền giống như một "thành phố nhỏ và rất dễ lây lan virus". Anh cầu xin chính phủ Ấn Độ hãy đưa mình và đồng nghiệp rời khỏi con tàu, trở về đất liền trước khi tình hình chuyển biến tồi tệ hơn.
Một đầu bếp người Ấn Độ khác cho biết anh từng mơ ước làm việc trên du thuyền xa hoa nhưng rồi dịch bệnh đã ập đến bất ngờ. "Tôi bị kẹt ở đây và không biết mình có còn sống để trở về nhà hay không" . Anh nói mình vẫn chưa được xét nghiệm, nhưng tâm trạng lo sợ đang bao trùm khi nhìn thấy nhiều người đã ngã bệnh. "Tôi rất sợ, không biết điều gì sẽ xảy ra ngày mai".
Đáng nói là m ột số nhân viên đã hết hạn hợp đồng vào tuần trước nhưng vì xảy ra tình huống nghiệt ngã, họ vẫn phải làm việc đến ngày 19/2. " Tôi đang đếm ngược đến ngày ấy. Nhưng liệu tất cả sẽ được trở về nhà an toàn cho tới lúc đó?" - một nhân viên chia sẻ.
Được biết, trong số thủy thủ đoàn có 132 người Ấn Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Độ, số nhân viên còn lại đa phần cũng đến từ các nước đang phát triển.
Một đại diện của Princess Cruises (công ty quản lý du thuyền) nói với báo giới qua email rằng các thủy thủ "được đào tạo kĩ lưỡng về tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe cộng đồng". Vị này còn cho biết công ty "đang hợp tác với các cơ quan y tế để giải quyết vấn đề leo thang" nhưng không tiết lộ cụ thể.
Một số thủy thủ nói với New York Times rằng họ được cung cấp khẩu trang, găng tay và nước sát khuẩn, nhưng không chuẩn bị đủ kiến thức và kinh nghiệm để ứng phó với tình huống hiện tại.
Trong khi đó, các chuyên gia y tế cho rằng việc giữ hành khách và thủy thủ trên tàu sẽ làm trầm trọng hơn nguy cơ lây nhiễm. Giống như ở Vũ Hán, dù đã phong tỏa nhưng các ca bệnh vẫn đang tăng lên vì những thành viên trong gia đình lây nhiễm cho nhau.
"Trường hợp Diamond Princess cũng tương tự Vũ Hán nhưng với quy mô nhỏ hơn. Khi du thuyền bị cách ly, các thủy thủ buộc phải chia sẻ không gian sống chật hẹp và làm tăng khả năng phát tán virus" - phó giáo sư John B. Lynch chuyên về bệnh truyền nhiễm ở Đại học Washington cho biết. "Chúng ta nên nhớ rằng lệnh phong tỏa chủ yếu là để bảo vệ cho những người bên ngoài 'vòng kim cô' chứ không phải những người ở bên trong".
Một số chuyên gia y tế nhận định Nhật Bản cần có biện pháp khẩn cấp thay vì tiếp tục cách ly con tàu (Ảnh: Getty)
Quyết định cách ly du thuyền ban đầu nhắm vào 2 mục đích lý tưởng: vừa tránh lây virus ở Nhật Bản, vừa bảo vệ sự an toàn cho hành khách và thủy thủ sau khi chuyển người bệnh đến cơ sở y tế. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy kế hoạch này không hiệu quả vì số ca nhiễm virus corona trên du thuyền cứ tăng lên. Họ kêu gọi chính phủ Nhật có hành động khẩn cấp và đề ra kế hoạch ứng phó mới.
Michael Mina - chuyên gia bệnh truyền nhiễm và dịch tễ học tại Trường Y tế Cộng đồng Chan thuộc Đại học Harvard - đề xuất một phương án cho chính phủ Nhật Bản là sơ tán có kiểm soát mọi người trên du thuyền. "Đây là tình huống khó khăn. Nếu giới chức có thể sơ tán một cách hợp lý, đưa người trên tàu tới cách ly trong phòng khách sạn, tôi nghĩ đó là phương án tối ưu. Nhưng câu hỏi đặt ra là phải làm điều đó như thế nào?" - Mina nói.
(Theo NY Times, Washington Post)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét